Chương trình nghiên cứu tăng cường môi trường thể chế và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp Việt Nam

I. Bối cảnh

– Với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và từng doanh nghiệp trở thành một yêu cầu hết sức cấp bách, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp.

– Tháng 6/2006, Ngân hàng thế giới (WB) đã triển khai nghiên cứu về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó khuyến cáo rằng hầu hết các chuẩn mực quản trị không được tuân thủ. Điều này ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

– Thực tiễn những biến động ở thị trường chứng khoán và tình hình kinh doanh không hiệu quả tại các tập đoàn kinh tế cũng như những khó khăn mà các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam hiện đang gặp phải càng đặt ra nhu cầu phải hoàn thiện cả về khuôn khổ thể chế cũng như nâng cao năng lực cho các Hội đồng quản trị (HĐQT) ở các công ty nói riêng cũng như nền quản trị ở Việt Nam nói chung.

II.    Mục tiêu của chương trình

– Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ thể chế (bao gồm các văn bản pháp luật điều chỉnh, hệ thống các tiêu chuẩn và tiêu chí cho nền quản trị Việt Nam).

– Nâng cao năng lực quản trị cho các thành viên HĐQT, các quản trị viên cao cấp.

– Nâng cao nhận thức về quản trị doanh nghiệp.

III. Các cấu phần, đầu ra của chương trình

CẤU PHẦN 1 – TĂNG CƯỜNG MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ THỂ CHẾ

– Đầu ra 1: Báo cáo phân tích, đánh giá về môi trường thể chế liên quan đến quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam. 

– Rà soát, đánh giá môi trường pháp lý và thể chế của Việt Nam liên quan đến quản trị doanh nghiệp. So sánh với các chuẩm mực và thông lệ quốc tế.

– Tổng hợp, phân tích các văn bản pháp luật (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, các văn bản pháp luật khác liên quan đến quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam).

– Hội thảo tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Đầu ra 2: Báo cáo tổng hợp về thực trạng hoạt động của các HĐQT ở Việt Nam 

– Đánh giá thực trạng hoạt động của các HĐQT ở Việt Nam (về cơ cấu tổ chức, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ giữa HĐQT và Ban Giám đốc, mối quan hệ giữa HĐQT và các cổ đông lớn nhỏ, điều lệ hoạt động của các công ty).

– Khảo sát thực tiễn: phỏng vấn 100 Hôi đồng quản trị của các doanh nghiệp, trong đó:

* 30 doanh nghiệp là tổng công ty, công ty Nhà nước hoặc Nhà nước chiếm cổ phần đa số.

* 30 doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng.

* 40 công ty cổ phần.

– Khảo sát bằng phiếu hỏi 500 ủy viên HĐQT.

– Khảo sát bằng phiếu hỏi 1000 cổ đông/ nhóm cổ đông đại diện.

– Tập hợp và phân tích các điều lệ hiện hành của các công ty.

– 3 Hội thảo tại 3 miền Trung, Nam, Bắc.

Đầu ra 3: Báo cáo về kinh nghiệm và các thông lệ quốc tế tốt nhất, các bài học quốc tế về quản trị doanh nghiệp. 

– Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn quản trị doanh nghiệp và các thông lệ quản trị ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.

– Quản trị doanh nghiệp ở OECD.

– Quản trị doanh nghiệp ở Mỹ.

– Quản trị doanh nghiệp ở một số nước trong khu vực.

– Rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam.

Đầu ra 4: Tổng hợp xây dựng báo cáo và khuyến nghị về môi trường thể chế cho quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam. 

– Các khuyến nghị nhằm hoàn thiện và sửa đổi chương về HĐQT trong Luật Doanh nghiệp.

– Hệ thống tiêu chí quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam (nhằm bảo đảm hiệu quả và tính minh bạch của quản lý, bảo vệ các cổ đông thiểu số vv..).

– 3 Hội thảo tại 3 miền Trung, Nam, Bắc.

Đầu ra 5:  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các công chúng và của các cấp về quản trị doanh nghiệp 

– In ấn và phổ biến các xuất bản phẩm, các tài liệu.

– Triển khai chương trình quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng

CẤU PHẦN 2 – NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ  

Đầu ra 6: Đánh giá năng lực của các HĐQT và nhu cầu năng cao năng lực của các ủy viên HĐQT. 

– Điều tra, thống kê trình độ chuyên ôn và nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực quản trị của 2000 uỷ viên hội đồmng quản trị, hội đồng thành viên trên cả nước.

– Xác định nhu cầu đào tạo về quản trị cho từng nhóm đối tượng (theo chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực…).

– Hội thảo về nhu cầu đào tạo

Đầu ra 7:  Thiết kế các chương trình/ các module đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo của các nhóm đối tượng.

Đầu ra 8: Xây dựng Trung tâm đào tạo nguồn về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Triển khai đào tạo các khoá thử nghiệm và đào tạo giảng viên.

Đầu ra 9: Xây dựng một Thư viện về quản trị doanh nghiệp cho các Hội viên và cho cộng đồng các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam.

                                                                                     Hà Nội, tháng 7 năm 2008