KIỂM TOÁN: CÁC CFO MUỐN GÌ?

Mục đích chính của việc kiểm toán là làm hài lòng cổ đông, nhưng đó có phải là lợi ích duy nhất cho ban tài chính không? Lauren Rezavi sẽ tìm hiểu thêm
Với mục đích của kiểm toán được quy định trong luật – là để cung cấp sự đảm bảo cho các cổ đông – hoàn toàn dễ hiểu là hầu hết các cuộc đối thoại về kiểm toán đều quan tâm đến việc mà các CFO có thể làm để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ. Các chương trình đào tạo CFO thường bao gồm một số nội dung về những gì mà các ủy ban kiểm toán mong muốn từ các CFO.
Một báo cáo mới đây của Deloitte CFO Lab về chủ đề này bao gồm một danh mục các thuộc tính mong muốn ở CFO như phối hợp chặt chẽ với các CEO và các nhà lãnh đạo khác, sự tự tin vào khả năng về tài chính, sự thành thạo về các vấn đề kế toán, tài chính và kinh doanh quan trọng, dự báo sáng suốt, quản lý rủi ro hiệu quả và giao tiếp rõ ràng, súc tích với các bên liên quan.
Một cuộc đối thoại cởi mở, ba chiều giữa CFO, ủy ban kiểm toán và kiểm toán viên độc lập ngày càng được chú trọng. Câu hỏi cho CFO về việc một cuộc kiểm toán sẽ làm hài lòng chức năng nào không còn là câu hỏi bông đùa. Liệu có thể rút ra giá trị lớn hơn không khi nhìn nhận quy trình kiểm toán từ quan điểm của họ?
Mặc dù Báo cáo về chất lượng kiểm toán “Audit Quality” của Ban Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo của ICAEW nhắc nhở chúng ta về mục đích rõ ràng của việc kiểm toán bắt buộc, báo cáo cũng thừa nhận rằng việc kiểm toán vẫn mang lại nhiều giá trị không chỉ cho cổ đông mà còn cho các bên liên quan khác. Mặc dù “theo lẽ thường, kiểm toán viên không phải chịu trách nhiệm” đối với các bên liên quan, nhưng việc kiểm toán có thể đưa ra sự đảm bảo và “giúp củng cố niềm tin vào báo cáo tài chính”.

KHÔNG CHỈ CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Mark Kennedy, chủ phần hùn chính tại Mazars đồng ý là việc kiểm toán được thiết kế cho các nhà đầu tư, nhưng cho rằng nó có thể là một mô hình cho sự tuân thủ. Ông cho biết, “Nước Anh có một mô hình lập pháp hàng đầu được sao chép tại nhiều nước khác. Mô hình này đã xây dựng nên một hệ thống mà kiểm toán viên được yêu cầu đánh giá về sự tuân thủ, pháp luật và các quy định. Do đó sự tuân thủ pháp luật là một sản phẩm phụ chứ không phải là trọng tâm chính của một cuộc kiểm toán.”
Trong khi CFO trở thành phương tiện để truyền các thông điệp tích cực như những thông điệp về sự tuân thủ, họ là những người đầu tiên được yêu cầu không chỉ dự tính mà còn loại bỏ đi bất kỳ yếu tố gì không mong muốn từ báo cáo tài chính.
Việc CFO trước đây gần như không được lợi gì từ một cuộc kiểm toán, trong khi áp lực phải đối mặt với nó đặt trực tiếp lên vai họ, gần như chắc chắn gợi lên một khuôn sáo về một mối quan hệ mâu thuẫn tồn tại giữa ủy ban kiểm toán và CFO. Nhưng trong những năm gần đây, đã có những sự thay đổi làm tăng trách nhiệm giải trình đối với kiểm toán viên, đặc biệt là quy định về luân chuyển kiểm toán bắt buộc. Cũng có những sự thay đổi đối với việc báo cáo của ủy ban kiểm toán. Đồng thời, các cuộc khảo sát về CFOs và ban quản lý cấp cao khác cho thấy những sự cải thiện trong mối quan hệ giữa CFO và ủy ban kiểm toán.
Trong khi trách nhiệm giải trình trong kiểm toán bắt buộc đã được thắt chặt, việc nâng ngưỡng giới hạn trong năm 2016 lên 10,2 triệu bảng (xem tinyurl.com/BM-AuditExeptFAQ) dẫn đến kết quả là hơn 90% doanh nghiệp đăng ký tại Anh không còn thuộc diện kiểm toán bắt buộc. Sự thay đổi luật pháp này đã thay đổi cách CFO nhìn nhận về kiểm toán (xem bài viết liên quan ở trang 18) và tăng mức độ mà họ phải đánh giá giá trị của việc thực hiện kiểm toán. Do không bắt buộc phải kiểm toán, quyết định cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành một câu hỏi khá đơn giản về lợi nhuận đầu tư.
Kennedy nói thêm, “Cổ đông có được nhiều giá trị nhất từ việc kiểm toán, đối với CFO, kiểm toán được coi hơn là một điều phiền toái cần thiết. Thứ tốt nhất mà các ban tài chính có được từ việc kiểm toán là một mảnh giấy tuyên bố không có vấn đề nào lớn với báo cáo tài chính.”

3 chữ E

Cái gì từ chính việc kiểm toán, và những cơ hội nào làm cho nó trở nên bớt phiền hà hơn cho CFO? ‘3 chữ Es’ bao gồm kinh tế (economy), hiệu suất (efficiency) và hiệu quả (effectiveness) đôi khi có vẻ như là cái gì đó ám ảnh. Ngay cả một cuộc kiểm toán được tổ chức tốt nhất cũng có thể gây trở ngại cho hoạt động hàng ngày của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Theo Kevin Ronson, CFO tại voices.com, một thị trường online cho các diễn viên lồng tiếng, “Có vài tuần khá căng thẳng sau khi kết thúc năm khi kiểm toán viên ở trong văn phòng. Hoạt động kinh doanh vẫn phải tiếp tục như bình thường, nhưng CFO vẫn cần phải sẵn sàng để đảm bảo kiểm toán viên có cái họ cần một cách kịp thời.”
Với sự xuất hiện của những sự tự động hóa ngày càng phức tạp và sự đổi mới về kiểm toán, có cơ hội để chuyển nó thành một công việc ít xâm phạm hơn. Môn phân tích dự báo sử dụng một sự kết hợp phức tạp của khai thác dữ liệu và học máy (machine learning) để dự báo những lĩnh vực kế toán có khả năng nguy hiểm. Việc này giúp cho kiểm toán viên xác định rủi ro một cách hiệu quả, giảm khối lượng đào bới trong bóng tối mà họ phải làm.
Ronson nói, “Từ quan điểm của một CFO, chữ ‘E’ duy nhất thật sự quan trọng là kinh tế (economy). Có đảm bảo được hiệu suất (efficiency) hay không phụ thuộc vào kiểm toán viên. Hiệu quả (effectiveness) thì thực sự là cho bên ngoài vì lý tưởng là CFO phải có sự tự tin tuyệt đối vào những con số của họ trước khi kiểm toán.”
Khi được hỏi về cái mà họ mong muốn nhất từ việc kiểm toán, nhiều CFO cho biết họ mong đợi một “nguồn sự thật duy nhất”. Họ muốn một phiên bản của bất kỳ dữ liệu nào mà không bị lặp lại, và một nhóm các cá nhân làm mất ổn định nguồn duy nhất của họ có thể gây phiền phức. Các cuộc kiểm toán được thiết kế để loại bỏ sai sót của con người, nhưng ngay cả những người được đào tạo để tìm ra lỗi sai cũng có thể bỏ sót (liên hệ đến bất kỳ vụ bê bối kế toán lớn nào trong 5 năm qua và đều thấy có sai lầm của kiểm toán). Tuy nhiên, liệu vị cứu tinh có xuất hiện với việc thực hiện trí tuệ nhân tạo và phân tích vĩ mô dữ liệu lớn?

ỦY BAN KIỂM TOÁN VÀ CFO

Thậm chí nếu không thực hiện kiểm toán thì các ủy ban kiểm toán vẫn có thể hỗ trợ. Kết quả lấy ý kiến của 32 chủ phần hùn kiểm toán và CFO về mối quan hệ giữa ủy ban kiểm toán với CFO được thực hiện bởi Tapestry Networks và EY tại Mỹ cho thấy nhiều cách ủy ban kiểm toán có thể đóng góp cho mối quan hệ đó ngoài việc chỉ hỗ trợ cho việc kiểm toán.
Những người được phỏng vấn gợi ý ủy ban kiểm toán có thể hỗ trợ và bênh vực cho CFO bằng cách cho họ phản hồi về hiệu quả công việc, cách bố trí nhân viên, và kế hoạch kế thừa trong thời gian thực, và cho ý kiến về chất lượng của văn hóa trong ban tài chính. Ý kiến đó có thể bao gồm thông tin về việc liệu ban tài chính có cần thêm nhân viên không, hay các cá nhân được thay đổi tốt hơn cho phù hợp với vai trò.
Các ủy ban kiểm toán và chủ tịch ủy ban cũng có thể cố vấn và hỗ trợ đào tạo, đặc biệt về thực tiễn tốt nhất với hiểu biết khái quát của họ về các doanh nghiệp khác. Các CFO cho biết là mối quan hệ đã được cải thiện qua việc họ có thể tiếp cận với những thành viên khác của ủy ban cũng như chủ tịch ủy ban. Họ cho biết là các cựu CFO là những thành viên tốt nhất của ủy ban kiểm toán. Những lĩnh vực kiến thức mà các ủy ban kiểm toán còn yếu và cần cải thiện là lĩnh vực công nghệ thông tin và mua bán và sáp nhập.
Ủy ban kiểm toán cũng giúp cho CFO đấu tranh với các CEO khi họ đưa ra những quyết định tồi, và giúp các ban quản trị tránh các dự án xấu hay thậm chí những yêu cầu thường xuyên phải cung cấp khối lượng thông tin quá mức.
Tương tự, một báo cáo của KPMG và Financial Executives International Canada có tên, CFO và Ủy ban kiểm toán, cũng tìm ra những lĩnh vực mà các ủy ban kiểm toán và chủ tịch ủy ban có thể hỗ trợ tốt hơn cho CFO.
Việc này bao gồm trao đổi cởi mở với CFO trong những cuộc họp chính thức và dành thời gian để nói về những vấn đề cần giải quyết, đóng vai trò cố vấn cho CFO và thực hiện đào tạo. Một số CFO cho biết về một số trường hợp tham gia quá mức của ủy ban kiểm toán, và ban quản trị quá thoải mái với họ, và điều đó có thể ảnh hưởng đến niềm tin. Điều này được nói lên bởi một số CFO mong muốn được hoàn thiện hơn bằng cách đảm bảo các ủy ban kiểm toán có một vai trò rõ ràng được đặt ra cho họ trong bộ tài liệu họp ban quản trị.
Trong báo cáo này, 89% số người được phỏng vấn cho rằng sự đối thoại 3 chiều giữa CFO, uỷ ban kiểm toán và kiểm toán viên độc lập có tác dụng tốt. Báo cáo nêu ra rằng: “Những mối quan hệ thành công với uỷ ban kiểm toán có được nhờ sự tin tưởng, sự tôn trọng, tính chuyên nghiệp, sự hợp tác, sự cởi mở và sự minh bạch.”
Trong vai trò xây dựng sự tin tưởng và niềm tin vào việc kiểm toán, CFO chịu trách nhiệm chuyển những con số và số liệu thống kê khô khan thành một câu chuyện cho mọi người liên quan có thể hiểu được. Mike McElhatton, CFO cho công ty thiết kế dịch vụ Nile, cho rằng “Những cuộc kiểm toán tốt nhất bao quát được những rủi ro chính của một doanh nghiệp hoặc lĩnh vực hoạt động và tập trung ít hơn vào việc đánh dấu đại khái vào ô trống. Ban Giám đốc có trách nhiệm làm rõ những rủi ro và vấn đề chính trong doanh nghiệp, và kiểm toán là cách tốt nhất để làm được điều đó.”

KIỂM TOÁN DỮ LIỆU LỚN TRONG TƯƠNG LAI

Việc ngày càng có sẵn những dữ liệu giao dịch và phần mềm kế toán đám mây có nghĩa là kiểm toán với những kỹ thuật chọn mẫu truyền thống có thể trở thành chuyện của quá khứ. Thay vì lựa chọn các mẫu để tạo ra đại diện, việc phân tích dữ liệu lớn cung cấp thông tin phân tích tổng thể mà không chừa ra cái gì. Nó cho phép CFO nhìn nhận được toàn bộ dữ liệu có sẵn trong thời gian thực.
Một điểm cộng quan trọng là dữ liệu thu thập được này dễ được tách ra và đưa vào câu chuyện mà CFO phải kể. Việc tích hợp dữ liệu vượt ngoài những báo cáo giao dịch đơn thuần cho phép xác định hiệu quả hơn nguyên nhân và ảnh hưởng, giúp đánh giá và xây dựng chiến lược đồng thời.
Một cuộc khảo sát khác của Financial Director với các giám đốc tài chính về hiệu quả của kiểm toán cho thấy rằng kiểm toán viên của thế kỷ 21 cần nhanh hơn bao giờ hết trong việc cung cấp hướng dẫn về kế toán – có thể thêm một lĩnh vực khác khi mà những sự phát triển về trí tuệ nhân tạo xoay quanh ‘regtech’ (regulatory technology) có thể mang lại lợi ích dần dần.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hình thức đối chiếu dữ liệu tự động này có thể còn xa vời. Trong khi công nghệ hiện nay vẫn đang được phát triển mạnh, ngày mà họ bắt buộc phải được kiểm toán hàng năm bởi kiểm toán viên tại nơi làm việc có thể cuối cùng có thể được thay thế bằng những cuộc kiểm toán thời gian thực. Thay vì phải cân bằng những hoạt động hàng ngày với việc tuân thủ pháp luật, kiểm toán có thể trở thành một hoạt động thay đổi, liên tục, không tốn kém và được thực hiện bị động.
Tuy nhiên hiện tại, CFO có thể tiếp tục chỉ quyết định phạm vi kiểm toán rơi vào khoảng nào; đó là một nghĩa vụ không được chào đón, một cơ hội được khai thác cho giá trị khác, hay cái gì đó ở giữa, tuỳ thuộc vào phạm vi hoạt động liên quan?

(http://www.icaew.com/-/media/corporate/files/technical/business-and-financial-management/fm-magazines-2017/bam-256-july-august-magazine-2017.ashx )

Nguồn: cfo.vn/ Tạp chí Economia và Business & Management của ICAEW phát hành