CHÂN DUNG NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TẬP ĐOÀN VINAVICO – Nguyễn Thanh Hoàn

Từ một kỹ sư chuyên ngành chế tạo máy, lối rẽ ngang sang kinh doanh đã đưa Nguyễn Thanh Hoàn trở thành một trong những Tổng Giám đốc trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32 vào năm 2003 khi anh được chọn là Giám đốc Công ty cổ phần công trình ngầm – một trong những đơn vị thi công công trình ngầm mạnh nhất Việt Nam với công nghệ hiện đại, phong cách làm việc chuyên nghiệp. Sau 4 năm hoạt động, bằng cách thức quản lý năng động, quyết đoán và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Thanh Hoàn đã đưa VINAVICO trở thành một tập đoàn kinh doanh mạnh, phát triển về mọi mặt, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.ẤN TƯỢNG VINAVICO: Hò hẹn mãi cuối cùng tôi cũng được diện kiến Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn vào một buổi chiều thu se se lạnh. Vừa bước vào văn phòng công ty, tôi đã cảm nhận được phong cách hiện đại, lịch sự mang tính chuyên nghiệp từ cách bày trí cảnh vật xung quanh cho đến thái độ ứng xử nhã nhặn, hiếu khách của cô lễ tân duyên dáng trong bộ đồng phục trang trọng. Nhưng có lẽ Ấn tượng nhất là hành động của vị TGĐ trẻ ân cần tiễn khách ra tận cửa và đón vị khách mới (là tôi). Trong câu chuyện anh Hoàn cực kỳ thoải mái, cởi mở và cũng không quên đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho từng lời nói của mình. Sự nhiệt tình của một vị Tổng Giám đốc bận trăm công nghìn việc ấy đã giúp tôi hiểu thêm về sức trẻ của một công ty mới thành lập được hơn 4 năm nhưng đã vươn lên vị trí ngang hàng với các đơn vị thi công công trình ngầm có bề dày hàng chục năm kinh nghiệm như Tổng Công ty Sông Đà, công ty Lũng Lô của Bộ Tư lệnh Công binh… Đúng như những gì mà tôi đã được giới thiệu, VINAVICO là nơi hội tụ của đội ngũ các cán bộ quản lý năng động, có tinh thần trách nhiệm và có tính quyết đoán cao; đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, giàu nhiệt huyết, luôn phấn đấu vì sự nghiệp phát triển của công ty. VINAVICO còn là mô hình quản lý tiên tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó phải kể đến Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 ứng dụng công nghệ điện tử. Bằng cách áp dụng công nghệ làm hầm hàng đầu thế giới như máy khoan hầm tốc độ cao, ổn định công nghệ tiên tiến được nhập từ các nước: khoan Robin (Mỹ), Atlas Copco (Thụy Điển), Tam Rock (Phần Lan)…  đến nay, VINAVICO không chỉ có thể thi công các dự án có quy mô lớn và có tính chất phức tạp như các công trình ngầm dân dụng, giao thông, công nghiệp, thủy lợi theo tiêu chuẩn quốc tế mà còn tham gia đầu tư vào các nhà máy thủy điện, sản xuất công nghiệp… Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn cũng cho tôi biết, tham vọng của anh là đưa VINAVICO trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh. Từ nay tới năm 2010, anh đã đặt ra mục tiêu là xây dựng VINAVICO trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công trình ngầm, tăng trưởng bình quân khoảng 25%/năm với hiệu quả sản xuất kinh doanh trung bình trên 5% năm. Năm 2005, VINAVICO đã lọt vào TOP 20 Thương hiệu uy tín thông qua mạng bình chọn của độc giả báo Thương mại và Thương mại điện tử. Năm 2006, công ty lại được chứng nhận là “Doanh nghiệp uy tín” do mạng Doanh nghiệp Việt Nam bình chọn và nằm trong TOP 10 Thương hiệu Vàng trong ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý kinh doanh do Mạng Thương hiệu Việt tổ chức. Bản thân Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn cũng đã từng được bầu là Giám đốc giỏi của Tổng VINACONEX (Năm 2004 – 2005 – 2006) và được vinh danh là Nhà quản lý giỏi, tiêu biểu  toàn quốc ngày 08/09/2007.CHÌA KHOÁ THÀNH CÔNG: “Những suy nghĩ sáng tạo, không giới hạn, vượt qua khỏi lối mòn mà nhiều người đã bước qua sẽ tạo nên thành công”. Với quan điểm này, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn luôn trăn trở với câu hỏi làm sao để VINAVICO lớn mạnh nhất là khi ban lãnh đạo công ty đang tạo lập từng viên gạch nền móng cho việc hình thành Tập đoàn VINAVICO và khẩu hiệu “Con người – Công nghệ và Tài chính” được ra đời và áp dụng triệt để từ đó. Đây chính là 3 yếu tố được anh Hoàn khai thác hiệu quả trong việc chỉ đạo phát triển công ty. Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn cho biết, ngay từ ngày đầu thành lập công ty, anh luôn nhắc nhở anh em cán bộ rằng doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công, phải xây dựng được một chiến lược và có giải pháp mang tính chiến lược. Việc này không phải dễ bởi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa xây dựng được chiến lược và hoạch định chiến lược cụ thể, vì thế chỉ một số ít doanh nghiệp đứng vững. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và xu hướng toàn cầu hóa, thương trường không chỉ đòi hỏi tư duy người lãnh đạo luôn luôn đổi mới mà điều quan trọng là phải biết “hợp nguồn sức mạnh”, tổng hợp sức mạnh đã cộng hưởng để tiến tới đích thắng lợi. Sau khi giải thích cho tôi lý do tại sao VINAVICO luôn đề cao bằng Slogal “Hợp nguồn sức mạnh”, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn khẳng định: Chìa khoá của sự thành công nằm trong hệ thống quản lý nội bộ, giải quyết bài toán nội bộ. Xu hướng hiện nay là: Các công ty nhỏ sẽ Cổ phần hóa, các công ty lớn hoặc Tổng công ty sẽ Tập đoàn hóa…  nhưng nếu không đi đúng hướng thì sẽ chỉ có lớn  mà không mạnh. Đối với VINAVICO, tôi hoạch định chiến lược phát triển như sau: Năm 2003-2004 dùng khẩu hiệu “ổn định để phát triển” tức là trong lúc lo tiền bạc và xây dựng hành lang pháp lý thì phải ổn định tổ chức . Năm 2004-2005, khi đã hội tụ đủ yếu tố, tôi cho dùng khẩu hiệu “chuẩn hóa để phát triển”. Có thể nói là chúng tôi đã thành công việc chuẩn hóa là quy trình làm việc ISO 9001:2000 và được nhiều đối tác nước ngoài công nhận. Năm thứ ba 2005-2006 là năm của khẩu hiệu “hiện đại hóa để phát triển”. Khi công ty đã hoạt động theo quy luật thì cần phải hiện đại hóa bằng công nghệ thông tin và văn phòng điện tử (E-office) ra đời. Ngồi tại phòng làm việc của mình, tôi có thể biết được các công trường thi công ra sao, nhân viên đang làm gì thông qua văn phòng điện tử. Và cũng bằng mô hình quản lý điện tử này kết quả của hàng triệu phép tính về nhân lực, tài chính, thiết bị vật tư được tính toán và quản lý một cách nhanh chóng, hợp lý và chính xác. Năm thứ tư 2006-2007 là “cổ phần hoá ra công chúng”, việc công ty lên sàn chứng khoán là một phần trong quá trình thể hiện tính minh bạch và giải quyết bài toán tài chính lâu dài cho chúng tôi. Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn I của bước phát triển VINAVICO. Trên đà đó, từ năm 2007, VINAVICO sẽ phát triển hệ thống: với mục tiêu tiến tới xây dựng tập đoàn mang đúng nghĩa. Như vậy, chỉ có nội lực không thì chưa đủ mà còn phải biết kết hợp thêm những nguồn sức mạnh khác. Chẳng hạn như việc tạo mạng lưới công ty con là thành viên. Lúc này thì bài toán đối với tôi nói riêng và VINAVICO nói chung là phải coi việc thành lập hệ thống công ty cũng như việc chuẩn bị cho sự chào đời của đứa con yêu. Chúng ta ai chả muốn con mình thông minh, nhanh nhẹn. VINAVICO cũng muốn các công ty thành viên của mình phải lớn mạnh. Mấu chốt của việc này là phải xây dựng môi trường văn hóa làm việc gắn bó thông qua nguồn lực dùng chung. Có nghĩa là 70% nguồn lực của các công ty thuộc VINAVICO là dùng chung còn 30% thì khác biệt. Bản thân tôi đã trình bày đề án này trước đông đảo cán bộ trong công ty để mọi người cùng hiểu, cùng đoàn kết và phấn đấu vì một mái nhà chung.Giàu ý tưởng sáng tạo, tham vọng lớn, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn lúc nào cũng thường trực suy nghĩ phải làm sao xây dựng VINAVICO trở thành thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà còn tỏa sáng cả ở những thị trường khó tính như Châu Âu và Mỹ. Sứ mệnh của anh là trong 3 năm tới, đưa VINAVICO trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực thi công đường hầm, công trình ngầm. Ngoài ngành mũi nhọn làm nền, anh Hoàn cũng đang tiếp tục xây dựng đề án mở rộng ngành nghề kinh doanh của công ty sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất vật liệu, lập trình phần mềm tin học quản lý doanh nghiệp, tham gia lĩnh vực truyền thông… Cho đến nay, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn đã quyết định thành lập thêm 4 công ty thành viên gồm Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Công nghệ thông tin. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác mỏ (VINAVICO INCOM), Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất vật liệu mới (VINAVICO NEW MATERIALS) và Công ty cổ phần truyền thông (VINAVICO MEDIA). Các công ty thành viên này, như anh Hoàn tiết lộ, sẽ phải thực hiện đúng quy trình mà công ty mẹ đã làm trước đó và có nhiệm vụ giúp công ty mẹ nâng cấp quản trị thương hiệu, xây dựng hướng tổng thể và thương hiệu cho cả tập đoàn.TIỀN KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ: Trong gần 2 tiếng đồng hồ trò chuyện, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn đã đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Qủa thật, tôi đã bị choáng ngợp trước những chiến lược mà anh vạch sẵn và gần như chắc chắn thành công. Tôi cũng thực sự ngỡ ngàng bởi sức mạnh lý trí, tinh thần say mê công việc và khả năng quản lý của một người mới chỉ ngoài 30 tuổi. Cứ thế, từng lời nói của Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn như cuốn tôi vào cơn lốc phát triển vượt bậc của VINAVICO. Tôi nhớ nhất câu anh nói rằng “LỢI NHUẬN CHƯA PHẢI LÀ TẤT CẢ” Nhớ bởi câu nói này lại xuất phát từ một doanh nhân ham làm giàu và thích làm chủ. Hóa ra, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn lại có ý tưởng lạ kỳ rằng tiêu chí xã hội tức là công ty càng nuôi được nhiều người và gia đình họ mới là cái đích mà anh nhắm tới cuối cùng. Anh Hoàn cho biết, việc xây dựng cơ chế để mở rộng công ty cũng chỉ là cách để anh thực hiện nghĩa vụ với xã hội. Công ty của anh tuyển thêm được nhiều người vào làm việc mà những người này gắn bó với công ty như gia đình thì công ty mới thực sự mạnh cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Bên cạnh đó, Nguyễn Thanh Hoàn còn sử dụng công ty VINAVICO MEDIA là cầu nối đến với những gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tháng 8 vừa qua, công ty này đã phối hợp với báo Tuổi trẻ thủ đô, Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội và Đài truyền hình các tỉnh, thành phố, tổ chức 10 đêm ca nhạc từ thiện với chủ đề “Đến với tuổi trẻ – Vì tuổi trẻ” và thành lập quỹ “Vòng tay nhân ái”.Đến lúc này thì tôi đã phần nào hiểu được lý do tại sao chàng sinh viên ở một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nào đã cố gắng vượt qua những cám dỗ đời thường để luôn là người đứng đầu lớp học. Rồi khi tốt nghiệp loại ưu, nhận được suất học bổng duy nhất sang Nhật Bản học về chuyên ngành chế tạo máy, Nguyễn Thanh Hoàn lại khăn gói ra đi với lời hẹn sẽ có ngày trở về cống hiến sức lực, trí tuệ cho quê hương. Một mình nơi đất khách quê người, trong con người ấy luôn nung nấu niềm tin và lạc quan yêu đời. Cho dù nước bạn hiếu khách đã đưa ra những lời mời đầy hấp dẫn, Nguyễn Thanh Hoàn vẫn nhất quyết trở về Việt Nam với điều kiện cuộc sống thấp kém hơn. Anh tâm sự với tôi rằng, hồi mới ra trường, có những công ty Nhật Bản chấp nhận trả lương tới hàng ngàn USD/tháng song anh không thể ở lại bởi còn trách nhiệm với quê hương, đất nước. Hơn nữa, Nguyễn Thanh Hoàn luôn có tham vọng làm chủ trong khi nếu chấp nhận làm cho các công ty nước ngoài, anh mãi mãi chỉ là kẻ làm thuê. Chỉ có sống tại nơi chôn nhau cắt rốn, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của nước nhà thì Nguyễn Thanh Hoàn mới thật sự thấy mình là người có ích. Ngay cả việc anh đầu quân về làm Giám đốc VINAVICO cho VINACONEX cũng là một câu chuyện thấm đẫm mồ hôi nước mắt. Hồi đó, anh đang giữ chức Phó Giám đốc Công ty CAVICO Cầu Hầm – Giám đốc Chi nhánh khu vực Tây Nguyên với lương tháng luôn tính bằng đồng USD. Thế nhưng, anh đã chấp nhận về đầu quân cho VINACONEX sau một cuộc tuyển chọn Giám đốc đầy khắt khe. Nghe anh kể, tôi đã không thể tin được rằng vào năm 2003, khi được chấp nhận làm Giám đốc VINAVICO, Nguyễn Thanh Hoàn chỉ được nhận mức lương vẻn vẹn có 5 triệu/tháng. Chưa hết, mặc dù đã nghe anh trình bày đề án tầm nhìn cho công ty, nhưng ban lãnh đạo VINACONEX cũng chỉ quyết định chi có 2,5 tỷ (tức 51% số vốn) cho Nguyễn Thanh Hoàn xây dựng công ty mới. Ai từng làm công trình ngầm đều có thể hiểu được rằng 5 tỷ cho một công ty xây dựng công trình ngầm là số vốn điều lệ quá nhỏ, quá ít ỏi để tham gia thị trường thi công công trình ngầm. Một dây truyền máy móc thiết bị đồng bộ thi công đào hầm (chỉ một phần việc của công trình ngầm, chưa kể đến thiết bị dự phòng) cũng phải cần số vốn đầu tư không dưới 30 tỷ (đối với công trình ngầm nhỏ) và 50 tỷ (đối với công trình ngầm lớn). Vậy mà, dự án thuỷ điện Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Srepok 3 (Đak Lak) vẫn bắt đầu thi công bằng những máy móc hiện đại nhất Việt Nam, bằng công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nguyễn Thanh Hoàn nói: “Hồi đó tôi còn quá trẻ, có lẽ là chưa tạo được niềm tin với ban lãnh đạo VINACONEX”.  Tôi chỉ biết thể hiện khát vọng bằng cách trình bày đề án xây dựng công ty. Cắt nghĩa việc tại sao số vốn lại quá nhỏ như thế. Tôi cho rằng ban lãnh đạo VINACONEX nghĩ rằng VINAVICO có thành công hay không thì số tiền đấy cũng nhỏ. Mà cổ phần là lời ăn lỗ chịu. Trong trường hợp VINAVICO bị lỗ thì đây cũng là bài học rút kinh nghiệm cho VINACONEX trong việc từng bước thực hiện chiến lược an ninh năng lượng do chính phủ đề ra. Thực sự là tôi cũng bất ngờ lắm khi biết mình được nhận số vốn 5 tỷ. Chuyện là, lúc trả lời câu hỏi phỏng vấn tôi đã nói là chỉ cần cho tôi vốn nhỏ, tôi có thể tự làm được. Và đúng là tôi đã nhận được số vốn cực nhỏ. Nhưng không vì thế mà tôi lấy làm buồn phiền. Tôi đã vận dụng kế sách “đứng trên vai người khổng lồ”, nhờ uy tín và sự hỗ trợ đắc lực từ Tổng công ty VINACONEX để vay tiền ngân hàng. Bây giờ thì tôi có thể chứng minh được với ban lãnh đạo VINACONEX là tôi đã làm được và sẽ tiếp tục đưa VINAVICO ngày càng đi lên./.CHỮ TÂM KIA MỚI NẰNG BA CHỮ TÀI: Nhìn lại chặng đường đã qua của VINAVICO, chỉ có thể nói hai chữ “nhanh” và “nóng”. Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn tâm sự với tôi rằng, khi anh trình bày đề án thành lập Tập đoàn VINAVICO có nhiều cổ đông đã bày tỏ lo ngại là anh nóng vội cho sự phát triển của công ty nên sẽ không bền vững. Nhưng cái nóng ấy lại xuất phát từ nội lực, từ sức trẻ đã đưa công ty tới thành công và thắng lợi. Luôn luôn xác định rằng việc xây dựng thiết chế văn hóa doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh là cần thiết nhưng Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn không bao giờ quên yếu tố con người. Anh quan niệm con người là nguồn tài sản cốt lõi, là sức mạnh của VINAVICO và thời gian là tài sản vô giá. Sự chậm trễ, lãng phí thời gian được xem là thiệt hại lớn. Sự đoàn kết, nhất trí, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao là phong cách làm việc của VINAVICO và cũng là biểu hiện nét văn hóa doanh nghiệp. Bằng chủ trương “Hợp nguồn sức mạnh”, “Nguồn lực dùng chung” và những quy chế quan tâm, đãi ngộ người lao động thỏa đáng, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn đã thu hút được rất nhiều cán bộ công nhân viên lành nghề trong lĩnh vực thi công công trình ngầm. Với phương châm cán bộ, công nhân viên coi công ty như tổ ấm, đồng nghiệp cư xử như anh em, mọi người cùng giúp nhau phát triển, anh đã tạo một không khí lao động đoàn kết, hăng say.Tới công ty, được ghé thăm các phòng ban, các công trường, tôi mới thực sự cảm nhận hết sức trẻ của những con người nơi đây. Phải nói rằng, cái mạnh của công ty VINAVICO nói chung và của Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn nói riêng ấy là đội ngũ cán bộ vừa trẻ, giàu nhiệt huyết, nhiều khát vọng và có khả năng ứng dụng được công nghệ cao trong công việc. Thêm vào đó là sức trẻ của công ty được gây dựng mới từ đầu. Tất cả tạo nên lợi thế cạnh tranh cho VINAVICO và cơ hội để khẳng định tài năng quản lý của Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn. Đã xa rồi cái thời VINAVICO phải dựa vào lưng “người khổng lồ” VINACONEX. Khi đó, cái sự trẻ cũng là một thiệt thòi khiến anh Nguyễn Thanh Hoàn nhiều phen lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì không được đối tác công nhận hay coi trọng. Nhưng nay thì VINAVICO đã có thể đứng trên đôi chân của mình, lớn mạnh bằng đôi bàn tay và khối óc của cả một tập thể giàu sức sáng tạo và tinh thần hăng say lao động. Và lúc này, như anh Hoàn tâm sự, mới là lúc VINAVICO cần phải biết tuyển lựa những con người gắn bó với mình bởi đây sẽ là yếu tố then chốt làm nên thành công.Nhìn nụ cười rạng rỡ nở trên môi vị Tổng Gíam đốc tuổi 36 ấy khi tôi hỏi điều gì khiến anh chọn và nhận người vào làm, đặc biệt là cho những vị trí chủ chốt như Giám đốc các công ty thành viên, trưởng phó phòng. Nguyễn Thanh Hoàn tiết lộ với tôi rằng anh bao giờ cũng đề cao niềm say mê công việc. Câu hỏi đầu tiên trong những lần phỏng vấn tuyển người của anh là người đó có thích nghề này không và có đam mê hay không. Rồi nếu đã được nhận vào làm tại công ty thì người đó sẽ sử dụng tư duy như thế nào để công ty phát triển. Sẽ không có chuyện đưa ra bàn cãi việc lương bổng bởi nếu đã là người tài thì Nguyễn Thanh Hoàn không tiếc các chế độ đãi ngộ, trọng dụng và đào tạo họ. Xuất phát từ cái nhìn của chính mình, anh Hoàn cho rằng thu nhập chưa phải là điều kiện kiên quyết để giữ người tài mà chính là môi trường làm việc; biết tôn trọng, quý mến người lao động; khuyến khích sức sáng tạo; sự logic trong cách quản lý mới là những cái mà người lao động muốn. Cách quản lý theo kiểu “Tây học” của Nguyễn Thanh Hoàn còn được thể hiện trong việc anh tạo ra sân chơi trí tuệ cho các nhân viên của mình và chỉ cho họ cách kiếm tiền bằng chính nội lực chứ không phải đem đến món ăn ngon và bày sẵn ra bàn. Có lẽ những ai tiếp xúc với Tổng Giám đốc VINAVICO cũng phải thốt lên rằng anh rất tự tin, tự tin đến mức khiến người khác ở gần cũng phải gồng mình cố gắng sao cho không bị tụt hậu. Anh là Tổng Giám đốc thuộc hàng trẻ nhất Việt Nam và cũng là người thật đặc biệt, người sẵn sàng để người khác thay thế vị trí của mình nếu họ giỏi hơn anh. Lại thêm một bất ngờ đối với tôi khi được đọc quy định của công ty do chính Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Hoàn đề ra. Ấy là nhiệm kỳ Giám đốc ở VINAVICO chỉ có 5 năm và không ai được ở lại quá 2 nhiệm kỳ. Nếu Giám đốc giỏi thì người đó cũng chỉ được làm 10 năm mà thôi. Trong trường hợp Giám đốc bất tài, ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị có thể phế truất lúc nào cũng được. Vì sao vậy? “Thành công của doanh nghiệp giống như một đời người. Khi liên tiếp gặt hái được thành công thì anh dễ trở thành ngôi sao và bảo thủ”, anh Hoàn nói: “Lúc đó anh sẽ không có bứt phá mà chỉ hưởng thụ. Vì thế ta nên biết điểm dừng và nhường lại vị trí cho người trẻ. Nếu một người tự tay gây dựng cơ đồ thì sẽ mất nhiều thời gian nhưng nếu họ biết dựa trên nền tảng của mình thì họ sẽ cao lớn hơn mình. Như vậy, công ty ngày càng phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là tôi mặc dù đã ra khỏi công ty nhưng linh hồn thì vẫn ở lại và vẫn có cái để lại cho thế hệ sau nối tiếp. Tôi cũng đã đề ra quy định là mỗi một vị trí lãnh đạo, người đang nắm giữ cần phải đào tạo 2 người thay thế. Mạnh thì phải mạnh trên toàn tuyến. Làm lãnh đạo không phải chỉ dựa vào tố chất mà còn cần phải luôn học hỏi và được trang bị một lượng kiến thức đầy đủ. Đó cũng chính là lý do khiến tôi dù bận việc đến mấy vẫn phải hoàn thành bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh của Mỹ để từ đó có được những hiểu biết, kinh nghiệm xây dựng công ty lớn mạnh.

Nguồn: vinavico.com