Mai Huy Tân – Người lãnh đạo giỏi không cần quá nhiều thủ pháp

Cậu bé đã từng hai lần được tặng huy hiệu Bác Hồ bởi tất cả các môn học đều đạt điểm 5 – điểm cao nhất trong thang điểm lúc bấy giờ. Sau hơn 30 năm, cậu bé ấy đã trở thành tiến sĩ toán học, nhà tư vấn cho nhiều công ty nổi tiếng.

Đó chính là Ts.Mai Huy Tân – Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Đức-Việt. Bây giờ, ông được biết đến không chỉ bởi sự thành công trong sản xuất và kinh doanh xúc xích, mà còn bởi nỗ lực gắn kết văn hóa và giao thương Đức-Việt.

Ngẫu nhiên và tính toán

Sau 5 năm làm tư vấn đầu tư cho Đức tôi luôn có ý chí tự khẳng định mình trên thương trường. Cụ thể là tôi đã thôi không làm khoa học trong cơ quan nhà nước mà đứng ra lập một công ty cho riêng mình. Tôi đã từng tư vấn cho các công ty của Đức như ô tô Mercedes Benz, công ty chế tạo máy động cơ thủy MTU, chế tạo phụ tùng điện cho ô tô FER, công ty chế tạo Thiết bị xử lý hạt giống, Thiết bị xử lý nước thải… Trong quá trình làm việc đó, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý và được nhiều đối tác Đức tín nhiệm. Họ xem tôi là người làm kinh doanh nghiêm túc, có hiểu biết về pháp luật và có tư duy làm ăn tương đối giống người Đức. Và rồi có một người bạn Đức tin tưởng muốn kết hợp với tôi, thử nghiệm đưa một đặc sản của Đức vào VN (Việt Nam). Đó là việc ngẫu nhiên nhưng lại có sự tính toán.

Đúng vậy. Nếu cứ hỏi 10 người từng sống hay học tập ở Đức thì 10 người đều thích ăn loại xúc xích này. Khoảng 20 ngàn gia đình ở Hà Nội có người thân ở Đức nên họ cũng sẽ quan tâm tới xúc xích Đức. Tôi đã mở một xưởng nhỏ để cung cấp xúc xích cho lượng khách hàng này. Sau khi vượt qua khó khăn ban đầu, tìm hiểu được kỹ hơn về thị trường nông sản tiềm năng trong nước, tôi quyết định vay vốn ngân hàng và đầu tư phát triển thành nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại của Đức.

Về tư duy logic thì đúng một phần. Nhưng trực tiếp thì không thấy có liên hệ với lý thuyết toán tối ưu hay lý thuyết xác suất. Mô hình toán học là công cụ nghiên cứu kinh tế. Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết. Trong thực tế đòi hỏi người lãnh đạo phải như một thuyền trưởng điều khiển con tàu với hàng loạt các vấn đề: về quan hệ quốc tế, kết nối bạn hàng, việc xây dựng đào tạo cán bộ, phát triển marketing… cho đến tổ chức sản xuất.

Đúng như vậy. Với tôi, lao động của một nhà kinh doanh là tổng hòa của rất nhiều lao động. Quản lý một doanh nghiệp tư nhân dựa vào đồng vốn của chính mình, đòi hỏi người lãnh đạo phải chuyên nghiệp, lao động không ngừng nghỉ, luôn tự học hỏi và đổi mới mình.

Say mê và đừng bỏ cuộc

Cố nhân có câu ‘dụng nhân như dụng mộc’, sử dụng người phải khéo léo như sử dụng gỗ. Người lãnh đạo phải có năng lực và cảm nhận tương đối chính xác về người lao động. Quan trọng nhất là biết xây dựng nên một e-kip làm việc với những người tâm huyết. Bởi một người có chiến lược làm ăn bài bản, nghiêm túc thì rất khó dung nạp những cộng sự ăn xổi, ở thì.

Đức-Việt gắn với người nông dân, với nông nghiệp, bởi vậy phải có quan niệm đúng về người nông dân và gắn với nông nghiệp thì sẽ nhận được sự thủy chung và hết lòng. Bởi vậy, tâm nguyện của tôi là tuyển dụng nông dân và đào tạo nghề cho người nông dân. Đáng tiếc là ở VN không có trường nào dạy nghề mổ lợn, pha thịt… thậm chí cả khoa Công nghệ thực phẩm của Đại học Bách Khoa hay khoa Chế biến nông sản của Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng không có một giáo trình chuẩn nào về công nghệ chế biến thịt. Bởi vậy, Đức -Việt phải sử dụng giáo trình của Đức và chuyên gia của Đức để đào tạo lao động của mình.

800 học sinh tiểu học không có một giọt nước nào cả. Đức- Việt đã làm 800m ống dẫn nước từ nhà máy Đức-Việt, làm một trạm cung cấp nước sạch vĩnh viễn tại trường. Không chỉ quan tâm đến người nông dân – lao động chính, mà chúng tôi luôn tìm cách giúp đỡ con em của họ.

Về mặt chính sách, nghị quyết thì có nhưng biện pháp và thực thi cụ thể còn khá xa. Ví dụ doanh nghiệp đầu tư phải có đất đai, nhưng việc có đất để sản xuất và đưa hiệu suất sản xuất lên cao so với khu vực và thế giới thì rất khó, còn rất nhiều việc phải làm. VN đưa ra khẩu hiệu 50 triệu/ha (chưa được 3 ngàn đô la/năm), trong khi đó người Hà Lan thu được 100 ngàn Euro/năm (tức là 130 ngàn đô la/năm). Về ngành chăn nuôi, 60 triệu nông dân VN làm ra khoảng 25 triệu con lợn với chất lượng thấp và giá thành cao, còn 400 ngàn nông dân Hà Lan làm ra được 30 triệu con lợn với chất lượng cao và giá cạnh tranh. Nếu như không có chính sách cụ thể thì có thể trong tương lai không thể nuôi được lợn, vì không có khả năng cạnh tranh. Khi lộ trình WTO mở ra, thuế quan nông nghiệp giảm xuống 0%… thì nông nghiệp đứng trước nguy cơ nông dân thất nghiệp trên đồng ruộng của mình.

Rất lo lắng và muốn làm việc gì đó để chứng minh rằng, nông dân VN, nhà quản lý VN sẽ thực hiện được tam nông hiệu quả. Đồng thời khẳng định nền nông nghiệp thực sự là một thế mạnh cạnh tranh của VN và sản phẩm xuất ra không phải thô mà phải là chất lượng cao. Ông Michael Porter đã nói, thế mạnh cạnh tranh của VN là nhân công rẻ và nền nông nghiệp. Cần hiểu nhân công rẻ phải là nhân công có tay nghề và nông nghiệp phải là nông nghiệp hiện đại. Nên cần nhà nước phải đầu tư mạnh cho nông dân, đầu tư mạnh cho nền nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ này.

Đức – Việt đang vận hành mô hình công nghiệp chế biến thịt công nghệ Đức nhưng còn thiếu hệ thống trang trại theo đẳng cấp châu Âu. Đức-Việt cũng đang hợp tác với một số nước châu Âu và Bắc Mỹ để thực hiện mô hình trang trại chăn nuôi sạch, gắn với xử lý môi trường và năng lượng sinh học tái tạo.

Đức-Việt đủ quyết tâm và ý chí để làm điều đó. Cũng như có đủ mối quan hệ trong nước và quốc tế. Nhưng không phải không gặp những khó khăn. Thứ nhất, tiếp cận với nguồn đất gặp nhiều trở ngại về thủ tục hành chính. Thứ hai, tiếp cận với những nguồn vốn ưu đãi mà chính sách đã có cũng khó. Thứ ba, chính sách của VN còn chưa nhất quán và chưa có tầm nhìn dài hạn nên các nhà đầu tư thường gặp nhiều rủi ro trong quyết định đầu tư mô hình xí nghiệp nông nghiệp.

Tích lũy kiến thức và dùng nó khi cần thiết

Đúng vậy. Báo chí và truyền hình Đức nói về tôi nhiều. Họ coi đấy là một người VN được đào tạo ở Đức đã thành công không chỉ trong kinh doanh mà còn trong giao lưu văn hóa, giáo dục. Còn tôi giống người Đức là vì tôi nói tiếng Đức, yêu văn hóa và âm nhạc Đức, có tư duy theo tầm nhìn dài hạn, là người làm việc có kế hoạch và rất đúng giờ.

Tôi rất thích đọc sách, đặc biệt là sách lịch sử. Tôi đã hiểu lịch sử từ việc đọc những cuốn sách đó chứ không phải kiến thức từ những ông giáo. Tôi đã đọc và tìm hiểu say mê. Giao lưu về tư tưởng rất tốt, nó giúp ích cho kinh doanh, cho chính trị. Và cả nhà báo cũng cần phải hiểu biết lịch sử đúng không?

Có quá nhiều sách nói về thủ pháp nhưng một người lãnh đạo không cần quá nhiều thủ pháp. Hãy tích lũy kiến thức để dùng nó khi cần thiết, nếu họ đọc nhiều mà không vận dụng thì cũng chỉ là con mọt sách thôi, cái quan trọng là dùng được kiến thức đó. Và làm bất cứ việc gì cũng cần có sự say mê. Đọc sách cũng vậy, không thấy thích thì buông sách là quên.

Biết rõ mình muốn gì và thực hiện ý muốn đó bằng cách nào. Thận trọng nhưng không rụt rè. Đã làm thì không bỏ cuộc. Phải nhẫn nại, làm đến cùng. Như lái một con tàu có thể gặp phải thác ghềnh giông tố hoặc đôi khi gặp những thủy thủ không trung thành. Phải có cái nhìn sáng suốt, hiểu biết tổng hợp về nhiều lĩnh vực:  thời tiết, kỹ thuật, con người và đặc biệt là cần có lòng can đảm… Rất khó tóm gọn chúng trong một từ.

Con gái tôi cũng đang làm trong công ty tôi. Con trai đang là sinh viên. Nhưng có vẻ như mỗi người đều có định hướng theo sở thích cá nhân. Tôi quan niệm không nhất thiết ‘con hơn cha là nhà có phúc’, cũng không nhất thiết con phải nối nghiệp cha. Sự nghiệp của một doanh nghiệp là của nhiều người chứ không phải của một người. Và người có tài, để lại một dấu ấn nào đó không nhất thiết phải có hậu duệ nối dõi. Ví dụ Microsoff vẫn phát triển cho dù có thể vắng bóng ông Bill Gate, và các con của ông ta sau này có thể không có mặt trong Hội đồng quản trị…

Tác giả: Thanh Vũ – Minh Lê
Nguồn: vacd.vn