Giới thiệu Công ty cổ phần XNK tổng hợp Hà Nội

Sau 18 năm xây dựng và phát  triển, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội – GELEXIMCO đã trở thành  một tập  đoàn  kinh  tế  mạnh, hoạt động trong bốn lĩnh vực chính là: Tài chính – Ngân hàng; Bất động sản; Sản xuất công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ; Đào tạo và công nghệ thông tin.

I.     NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

1.    Ngân hàng TMCP An Bình – ABBank
      Được hình thành bởicác cổ đông chiến lược: Tập đoàn điện lựcViệt Nam (EVN), GELEXIMCO…, trong đó GELEXIMCO nắm giữ 10% cổ phần của ABBank. Vớisố vốn điều lệ hiện nay là 3.400 tỷ đồng, ABBank phấn đấu trở thành một trong 10 ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam
2.    Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình – ABS
     Geleximco là cổ đông sáng lập góp 49% vốn.Vốn điều lệ của ABS đã nâng từ 50 lên 397 tỷ đồng và nỗ lựclàmột trong những  Công ty  Chứng khoán áp dụng công nghệ hiện đạinhất trong giao dịch.
3.    Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán An Bình – ABF
     ABF là nơi nhà đầu tư tin tưởng uỷ thác đầutư. ABF là tổ chứcquản lý đầu tư chuyên nghiệp. Vốn điều lệ là 30 tỷ đồng, Geleximco là cổ đông sáng lập với59% vốn góp. Mục tiêu tạo dựng quỹ đầu tiên ABF1 vớisố vốn huy động 1.000 tỷ đồng.
4.    Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – VNI
Được thành lập ngày 25/4/2008 theo Giấy phép số 49/GP/KDBH của Bộ Tài chính, VNI được thành lập bởi các cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Viet Nam Airline), Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (VINA COMIN), Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Công ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO) và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội- GELEXIMCO (chiếm 10% vốn điều lệ ). Với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, VNI sẽ tập trung khai thác thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là khai thác các sản phẩm phục vụ cho Viet Nam Airline.

II.    BẤT ĐỘNG SẢN
1.    Công ty CP Đầu tư Bất động sản An Bình (ABLand)
     Được hình thành bởicác cổ đông chiến lược: Ngân hàng TMCP An Bình – ABBank và Cty CP XNK Tổng hợp Hà Nội-Geleximco (chiếm 30% cổ phần), với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Mục tiêu của An Bình ABLand là trở thành công ty BĐS chuyên nghiệp có quy mô hoạt động khắp cả nước với dịch vụ môi giới, đầu tư và sàn giao dịch bất động sản.
2.    Dự án Khu đô thị Cái Dăm – Quảng Ninh
Khu đô thị Cái Dăm tại phường Bãi Cháy – thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh, có vị trí nằm cạnh bãi biển nhìn ra Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới.
Với diện tích 37 ha, Khu đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và được quy hoạch thành khu nhà ở, khu thể dục thể thao, toà nhà tổ hợp đa chức năng….
Nguồn vốn của Dự  án Khu đô thị Cái Dăm do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội đầu tư toàn bộ.
3.    Trung tâm TM Tân Hoàng Cầu – Hà Nội
     Toạ lạc ở vị trí trung tâm Thủđô có thiết kế bãi đỗ xe, 2 tầng hầm thuận tiện cho Văn phòng cao cấp, tổng diện tích 2.600m2  mặt bằng. Tổng vốn đầutư là 400 tỷ đồng. Đây sẽ là khu Văn phòng cho Tập đoàn Geleximco vào năm 2010.
4.    Khu đô thị Thành phố Giao lưu – Hà Nội
    Được xây dựng tại phía Tây Hà Nội theo quy hoạch của thành phố, thuậntiệngiaothông đường bộ và hàng không. Khu đô thị có diện tích 100 ha, tổng vốn đầu tư 16.000 tỷ đồng GELEXIMCO sở hữu 30% vốn, đang từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, khu nhà ở thấp tầng và cống hóa mương thoát nước làm bãi đỗ xe.
    Nằm cách Hồ Gươm 8km theo đường chim bay về phía Tây Bắc, nơi mà thành phố đặt kế hoạch mở rộng rất nhanh với nhiều khu đô thị mới nổi bật. Phía Đông Bắc của thành phố Giao lưu là Khu đô thị Tây Hồ Tây và khu Ngoại giao đoàn, phía Nam là Làng Quốc tế Thăng Long và xa hơn là các KĐT Mỹ Đình và Mễ Trì Hạ. Đây chính là khu tập trung nhiều khu đô thị hiện đại, hình thành nên Khu Siêu đô thị trong tương lai, nằm trong trung tâm hành chính – văn hóa – thương mại mới của Hà Nội.
5.    Khu đô thị sinh thái Hà Phong – Vĩnh Phúc
        Cách trung tâm Hà Nội 30 km, đây là khu đô thị sinh thái kết hợp với du lịch nhà vườn, nằm trên diện tích 40 ha và với vốn đầu tư là  500 tỷđồng, GELEXIMCO góp 50% vốn.
6.    Dự án Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn – GELEXIMCO
    Khu đôthị mới Lê Trọng Tấn – GELEXIMCO nằm tại huyện Hoài Đức và thành phố Hà Đông – Hà Nội.
    Với diện tích 135 ha, Khu đô thị được xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, trung tâm thương mại, công trình xã hội hoá (y tế, giáo dục, thể dục thể thao, chợ), sân tập golf…; tạo không gian sống đồng bộ, tiện nghi.
    Nguồn vốn của Dự án Khu đôthị mới Lê Trọng Tấn – GELEXIMCO do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội đầu tư toàn bộ.
7.     Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái và sân golf Phú Mãn
    Khu đô thị du lịch sinh thái và sân golf PhúMãn nằm tại địa bàn xã Phú Mãn – huyện Quốc Oai – Hà Nội.
    Với diện tích quy hoạch 461 ha, Khu đô thị sinh thái và sân golf Phú Mãn được quy hoạch thành khu dân cư hiện trạng chỉnh trang, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu trung tâm thương mại và thể thao giải trí, khu nhà ở (nhà vườn – trang trại trên đồi), khu resort, khu sân golf… kết hợp với khu vực có cảnh quan thiên nhiên núi đồi, cây xanh.
    Nguồn vốn của Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái và sân golf Phú Mãn do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội đầu tư toàn bộ.
8.     Dự án Khu đô thị mới Nam Láng Hoà Lạc – GELEXIMCO
    Trước đây, Dự án khu đô thị Nam Láng Hòa Lạc có quy mô khoảng 949 ha tại các xã Yên Bình, Yên Trung và Yên Quang thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa. Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, phần diện tích khu đô thị Nam Láng Hòa Lạc tại  các xã Yên Bình (khoàng 340 ha), xã Yên Trung (khoảng 510ha) thuộc địa giới thành phố Hà Nội, với tổng diện tích khoảng 850 ha. Tổng mức đầu tư của dự án là 3.403,755 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành từ năm 2010 – 2013.
Khu đô thị được xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình nhà ở, trung tâm thương mại, văn hoá-y tế-giáo dục, thể dục thể thao, sân golf 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nguồn vốn của Dự  án Khu đô thị mới Nam Láng Hoà Lạc – GELEXIMCO do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội đầu tư toàn bộ.
9.    Dự án đường Hòa Lạc – Thành phố Hòa Bình
Geleximco là Chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hòa Lạc – Thành phố Hòa Bình theo hình thức hợp đồng BT. Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình có chiều dài khoảng 13,2km, chạy qua các huyện Quốc Oai, Thạch Thất thuộc thành phố Hà Nội, huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình. Tổng mức đầu tư của dự án là 4.300 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành từ năm 2008- 2012.
10.     Dự án Khu du lịch sinh thái Đảo Vạn Cảnh
    Khu du lịch sinh thái Đảo Vạn Cảnh tại  huyện  Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh; cách Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khoảng 38km; nằm trong hệ thống quần đảo thuộc vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới.
    Với diện tích quy hoạch gần 2000 ha, Dự án Khu du lịch sinh thái Đảo Vạn Cảnh được xây dựng thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp với hệ thống khu sân golf, khu bungalow, khu biệt thự, khu resort… kết hợp với vùng biển đảo và núi đồi tự nhiên; tạo không gian sống và giải trí tiện nghi, hài hoà.
11.    Trung tâm thương mại Đuôi Cá
     Diệntích9930 m2  gồm  20 tầng với 2 tầng hầm Tổng vốn đầutư lên đến500 tỷ. Đây là Trung tâm TMDV – văn phòng cho thuê cao cấp.
12.    Công ty CP thương mạiSOFIA
      Với diện tích 500 m2 tọa lạc tại trung tâm TP Hà Nội ngay bên bờ Hồ Hoàn Kiếm, Sofia Building sẽ được xây dựng thành một khu văn phòng cao cấp 12 tầng, vốn đầu tư 100 tỷ đồng.

III.    SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ
1.    Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long
         Nhà máy xi măng Thăng Long đặt tại Hoành Bồ, Quảng Ninh có công suất Thiết kế cả 2 dây chuyền công suất là 4,6  triệu tấn xi măng/1 năm. Dây chuyền 1 của nhà máy do Công ty Cổ phần xi măng Thăng Long làm chủ đầu tư (Thăng Long 1) đã đưa sản phẩm xi măng ra thị trường.
Dây chuyền Xi măng Thăng Long  có công suất thiết kế  2,3 triệu tấn với công nghệ hiện đại tiên tiến nhất hiện nay, các thiết bị chính đều từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Loesche, IKN, Aumund, Thyssen, ABB, Siemens, Haver & Boecker. Trạm nghiền Clinker với công suất 1,4 triệu tấn /năm tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, Thành phố Hồ Chí Minh  để nghiền, đóng bao và phân phối sản phẩm xi măng cho khu vực thị trường có nhu cầu rất cao phía Nam.
Nằm ở vị trí đắc địa, có cảng biển xuất sản phẩm và nhập nguyên liệu ngay gần Cảng Quốc tế Cái Lân, có nguồn nguyên liệu đá vôi đất sét chất lượng cao và dồi dào sát cạnh nhà máy, nguồn nhiên liệu than sẵn có tại Quảng Ninh, Xi Măng Thăng Long là một trong những nhà máy có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường bằng chất lượng và giá thành. Thêm vào đó, cơ cấu xuất xứ thiết bị dây chuyền 2 được tối ưu hóa, suất đầu tư nhờ vậy giảm được đáng kể để tăng hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị cho khách hàng và cổ đông.
     Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội – GELEXIMCO sở hữu 75% vốn.
2.    Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long II
Công ty CP Xi măng Thăng Long 2 được thành lập tháng 8 năm 2007 làm chủ đầu tư dự án dây chuyền 2 của Nhà Máy xi măng Thăng Long. Nhà máy có công suất 6.000 tấn/ngày, sản lượng 1.890.000 tấn Clinker PC50/năm, trạmnghiền công suất 200T/h, tổng vốn đầutư lên tới hơn300 triệu USD. GELEXIMCO sở hữu75%.
Trong giai đoạn xây dựng, Dự án xi măng Thăng Long 2 được quản lý bởi một bộ máy chuyên nghiệp đầy tâm huyết và giàu kinh nghiệm. Các nhân sự chủ chốt được đào tạo quản lý cấp cao ở nước ngoài và đã kinh qua thực tế nhiều dự án xây dựng các nhà máy xi măng. Lực lượng kỹ thuật được tuyển chọn là các  kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xi măng và xây dựng. Mục tiêu trước mắt của Xi Măng Thăng Long 2 là đưa dây chuyền vào vận hành đúng tiến độ, an toàn và hiệu quả.
3.    Công ty Cổ phần Xi măng An Phú.
Dự án Xi măng An Phú vừa nằm trong quy hoạch của Chính phủ đến năm 2020. Nhà máy ra đời tại xã An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu xi măng của các tỉnh phía Nam.
Công ty được hình thành bởi các cổ đông sáng lập là: GELEXIMCO, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Tài chính An Bình (ABFG), Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Công trình vật liệu Xây dựng (CCBM), Công ty TNHH Trần Thái. Vốn điều lệ của Công ty là 600 tỷ đồng, GELEXIMCO góp 55%. Nhà máy có công suất 2,3 triệu tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 350 triệu USD, dự kiến đưa ra sản phẩm vào năm 2012.
4.    Công ty Cổ phầnGiấy An Hoà
         Nhà máy xây dựng tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang với vốn đầu tư 200 triệu USD. Công suất nhà máy là 130.000 tấn bột giấy/năm. GELEXIMXO sở hữu 83% vốn.
    Hiện tại Nhà máy Giấy An Hòa đang trong quá trình xây dựng. Nhà máy được thiết kế công nghệ hiện đại, áp dụng những tiến bộ khoa học tiên tiến nhất thế giới, tự động hóa cao và sử dụng hệ thống theo tiêu chuẩn DCS, QSC để điều hành toàn bộ quá trình sản xuất một cách tối ưu, đảm bảo giải quyết dứt điểm vấn đề xử lý chất thải của Nhà máy, đảm bảo môi trường.    
5.    Công ty Sảnxuấtphụ tùng ô tô xe máy ViệtNam VAP
Đây là mô hình hợp tác thành công giữa Việt Nam và NhậtBản chuyên sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy. Vốn đầutư 90 triệu USD, trong đó GELEXIMCO sở hữu 18%. VAP là doanh nghiệp cung cấp phụ tùng cho Tập đoàn Hon Da, đồng thời VAP là doanh nghiệp lớn nhất tại tỉnh Hưng Yên, giải quyết việc làm cho 3.500 lao động và cũng là doanh nghiệp có số đóng góp ngân sách Nhà nước lớn nhất tỉnh Hưng Yên.
6.    Nhà máy Nhiệt điệnThăng Long
Công suất nhà máy là 600 MW, tổng vốn đầu tư  dự kiến 800 triệu USD. GELEXIMCO sở hữu 75% vốn.
Nhà máy  Nhiệt điện Thăng Long ra đời sẽ góp phần giải quyết việc thiếu điện hiện nay. Năm 2011, tại huyện Hoành Bồ – Quảng Ninh sẽ hình thành nên tổ hợp công nghiệp Nhiệt điện Thăng Long  và Xi măng Thăng Long.
7.     Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng hạ tầng GELEXIMCO
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng hạ tầng GELEXIMCO tham gia xây dựng, lắp đặt các công trình lớn như Xi măng Thăng Long, Nhiệt điện Thăng Long, Giấy An Hòa và nhiều công trình khác. Công ty có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, GELEXIMCO góp 80%, được thành lập vào tháng 5-2008, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng hạ tầng GELEXIMCO phấn đấu sau 5 năm trở thành thương hiệu mạnh trong ngành xây dựng Việt Nam.
8.    Cty Cổ phần Sapa – GELEXMCO
Được sát nhập bởi Công ty TNHH XNK Tổng hợp Hưng Yên và Công ty Cổ phần SaPa với số vốn điều lệ 60,5 tỷ đồng, trong đó GELEXIMCO góp 51%. Công ty Sapa- GELEXIMCO với chức năng chính là sản xuất  bao bì Cotton phục vụ cho nhà máy VIFON ACECOOK, Rượu Hà Nội và sản xuất bao bì PP cho các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc lớn như New Hope. Dự kiến 2011 sẽ hình thành một dây chuyền lớn sản xuất bao bì xi măng.
9.     Công ty Cổ phần Đầu tư Cảng Cái Lân
Với vị trí thuận lợi trong giao thương quốc tế, Công ty CP Đầu tư Cảng Cái Lân sẽ hình thành một cảng nước sâu trung chuyển Container đi các nước trong khu vực và trên thế giới. Công ty được hình thành bởi các cổ đông lớn như: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, GELEXIMCO và Cảng Cái Lân. Vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, trong đó GELEXIMCO góp 6%.
10.    Cty TNHH Khách sạn Hạ Long Dream
       Khách sạn gồm 15 tầng, toạ lạc ngay bờ biển Hạ Long với tiêu chuẩn 4 sao quốctế. Tổng vốn đầutư 15 triệu USD, GELEXIMCO góp 95%, đã đi vào hoạt động từ 2003.
11.    Khách sạn Thái Bình Dream
      Hình thành nên tổ hợp siêu thị-khách sạn lớn nhất tại Thái Bình. GELEXIMCO là chủ đầutư, 100% vốn lên tới 130 tỷ đồng.
12.    Trung tâm Thương mại Cần Thơ
      Hệ thống siêu thị có diện tích rộng lớn đáp ứng nhu cầu mua sắm của ngườidân Đông Nam Bộ. Siêu thịđã đi vào hoạt động từ 2005.
13.    Kinh doanh XNK tổng hợp và dịch vụ thương mại
     Nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị phương tiện Vận chuyển; Xuất khẩu nông thủy hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ; đại lý cung cấp máy ATM và IP camera for ATM .

IV.    ĐÀO TẠO CỘNG NGHỆ THÔNG TIN
1.    Viện quản lý toàn cầu Việt Nam – GMLVN
     Hình thành trên cơ sở liên doanh giữa Việnquản lý toàn cầu NhậtBản và GELEXIMCO. GMLVN sẽ tập trung vào lĩnh vực đào tạo nhân sự cấp cao, đồng thời cung ứng và giới thiệu nhân sự cấp cao cho các Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước. GMLVN còn là nhà tư vấn hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng bộ máy nhân sự, tái cấu trúc doanh nghiệp. GMLVN hội tụ các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệp lâu năm của Nhật Bản như HonDa, Mitsubisi, Hitachi… GML VN có vốn điều lệ 3 tỷ đồng, trong đó GELEXIMCO góp 75%.
2.    Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC
Với sự tham gia của của cổ đông chiến lược như: GELEXIMCO, Tập đoàn Bảo Việt,  Agribank và một số thể nhân khác. CMC với 2 lĩnh vực hoạt động chính là: viễn thông – thương mại điện tử(e- businesss) – công nghệ thông tin. CMC có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, GELEXIMCO sở hữu 15%. CMC là thương hiệu nổi tiếng trong ngành công nghệ thông tin trong nước và trên thế giới, hợp tác với các đối tác nước ngoài như IMB, InTel, Microsoft. Năm 2009, CMC niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khóan TP Hồ Chí Minh(HOSE), mã chứng khoán CMG.
•    Với sứ mệnh: Hiểu và thỏa mãn mong muốn của khách hàng; phát triển tài năng, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên; tối ưu quyền lợi cho các chủ sở hữu; hành động vì sự thịnh vượng chung của đất nước.
•    Và tầm nhìn: Geleximco phấn đấu trở  thành tập đoàn hàng đầu về đầu tư  trong các lĩnh vực: tài chính ngân hàng, sản xuất công nghiệp, bất động sản và dịch vụ thương mại; mang tính chuyên nghiệp và liên tục hoàn thiện; được mở rộng có chọn lọc với mục  tiêu  xây  dựng  và  chia  xẻ  các  giá  trị  bền vững  cho  doanh nghiệp, đối tác và cộng đồng.
•    Chúng tôi luôn mong muốn nhận được sự hợp tác tích cực từ tất cả các đối tác để cùng chia xẻ thành công.

Nguồn: vacd.vn